MỘT BỘ NÃO ĐẦN ĐỘN HAY CHƯA ĐƯỢC RÈN LUYỆN TỐT
![]() |
Bạn có bao giờ hỏi liệu rằng mình có thể thông minh hay bớt ngu đi? |
Bạn thường nghe một số người than phiền rằng họ không thông minh bằng người khác. Họ than phiền não của họ rất chậm chạp, không biết sáng tạo hoặc không thể tiếp thu gì cả. “Nếu tôi thông minh hơn, tôi có thể học giỏi hơn rất nhiều” là lời biện hộ Gió thường nghe nhất.
Những học sinh thông minh hơn học nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn. Câu trả lời tiếp theo của Gió luôn là: “Trí thông minh của bạn là trách nhiệm của bạn”. Điều này có nghĩa là nếu bạn không thông minh, đó là lỗi của bạn. “Nhưng tôi phải làm thế nào nếu tôi không thông minh?” luôn luôn vừa là câu trả lời, vừa là câu hỏi từ họ.
Tôi tin rằng trí thông minh của một người có thể được rèn luyện và bất kỳ ai cũng có thể trở nên thông minh hơn. Nếu bạn quyết tâm nâng cao năng lực não bộ, trí thông minh, trí nhớ và khả năng suy nghĩ của bạn từ ngày hôm nay, bạn hoàn hoàn có thể làm được điều đó. Mặc dù tôi đồng ý rằng một số người có sẵn trí thông minh thiên phú từ lúc sinh ra, hầu hết những người tài năng hoặc thiên tài đều do tự rèn luyện.
Bây giờ, Gió sẽ kể cho các bạn 1 câu chuyện về vấn đề này.
![]() |
hình ảnh chỉ mang tính chất mình họa |
Một trong những chứng minh gây chấn động đầu tiên về khả năng đào tạo trẻ bình thường thành nhân tài được thế giới biết đến dưới cái tên "THỰC NGHIỆM EDITH".
Aaron Stern (một nhà báo làm việc cho tờ New York Times) làm thí nghiệm lên chính con gái mình vào năm 1952 để chứng minh rằng trí thông minh có thể được rèn luyện. Ông đã quyết định làm tất cả trong khả năng của mình để tạo cho con gái ông, Edith, một môi trường học tập tốt nhất và đầy đủ nhất.Ông muốn kích thích tối đa và thử thách não bộ non nớt của cô con gái. Khi edith còn là một bào thai trong bụng mẹ, ngày ngày Aaron cho con nghe nhac cổ điển và đọc sách cho con(ngày nay các nghiên cứu khoa học đã xác định rằng hài nhi co thể bắt đầu học ngôn ngữ ngay từ trong bụng mẹ).
Sau khi bé Edith chào đời,Aaron bắt đầu nói chuyện với con bằng những câu hoàn chỉnh như nói với người lớn.Chẳng bao lâu sau,ông tự dạy Edith học bằng cách hằng ngày cho cô bé xem những tấm thẻ có vẽ hình,những con số thứ tự và chữ cái.Bạn đoán xem chuyện j đã xảy ra? Tròn một tuổi,Edith đã có thể nói chuyện bằng những câu đầy đủ thành phần như người lớn.Lên năm tuổi ,bé đọc hết bộ Bách khoa toàn thư anh quuốc.Vào năm 6 tuổi,mỗi ngay bé đọc hết 1 tờ New york times và 6 quyển sách.Mới 12 tuổi,Edith đã được nhận vào 1 trong những trường đại học danh tiếng nhất nước Mĩ.Và ở tuổi 15, cô bắt đầu giảng dạy môn toán cao cấp tại trường Đại Học Bang Michigan.
May mắn thay, bạn không cần phải rèn luyện trí não của bạn từ khi còn bé để đạt những kết quả xuất sắc. Bạn có thể bắt đầu rèn luyện bộ não của bạn ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng tốt nhất là ngay từ bây giờ. Bạn không biết làm thế nào để tăng trí thông minh của bạn ư? Để hiểu được toàn bộ quá trình này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá…
KHẢ NĂNG KHÔNG GIỚI HẠN CỦA NÃO BỘ
Để hiểu được bộ não của chúng ta mạnh mẽ đến mức nào, chúng ta cần tìm hiểu về một số phát hiện của các nhà nghiên cứu về não trong suốt 50 năm qua.
Bộ não của chúng ta được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào não còn gọi là nơ-ron thần kinh (neurone). Mỗi một nơ-ron tuy có kích thước cực nhỏ nhưng lại có sức mạnh xử lý thông tin tương đương với một máy vi tính. Bộ lưu trữ thông tin của một nơ-ron cũng có sức chứa khổng lồ vì mỗi tế bào não bao hàm một bộ gen hoàn hảo của chúng ta đủ để tái tạo thêm một nhân bản giống y như chúng ta vậy.
Trung bình có khoảng 1 triệu triệu (1.000.000.000.000) nơ-ron như thế cấu tạo nên bộ não. Trong khi đó, một con ong mật chỉ cần 7.000 nơ-ron để có thể xây dựng, duy trì một tổ ong, tính toán khoảng cách, hút mật hoa, sản xuất mật, có khả năng giao phối, chăm sóc ong con và có khả năng giao tiếp trong đàn. Sự so sánh này cho thấy chúng ta có một sức mạnh não bộ khủng khiếp. Chúng ta có quá nhiều nơ-ron đến mức nếu bạn có ít hơn vài triệu nơ-ron so với người khác thì cũng không khác biệt gì mấy.
Nếu tất cả chúng ta về cơ bản đều có cùng một số lượng nơ-ron thần kinh, vậy thì điều gì tạo ra sự khác biệt về trí thông minh con người? Điều gì khiến học sinh này thông minh hơn học sinh kia? Lời giải đáp nằm ở số lượng đường kết nối giữa các nơ-ron còn gọi là sự liên kết nơ-ron.
Hai mươi tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron trong não bộ chúng ta bắt đầu tạo ra hàng ngàn liên kết từ nơ-ron này đến nơ-ron khác. Sự liên kết này định hình hàng loạt các hành vi của chúng ta và do đó, quyết định trí thông minh của chúng ta.
Nếu bạn có năng khiếu về toán, có thể là bạn đã phát triển một số lượng liên kết nơ-ron phong phú giúp bạn giỏi phân tích, xử lý và giải quyết các vấn đề toán học. Tuy nhiên, cùng với những liên kết nơ-ron này, bạn có thể không có năng khiếu vẽ đẹp. Một người khác có thể vẽ rất đẹp vì anh ta có sự liên kết nơ-ron cần thiết khác với bạn, giúp anh ta có khái niệm tốt về hội họa. Càng nhiều liên kết nơ-ron được tạo ra, chúng ta càng thông minh hơn trong một lĩnh vực nào đó.
Vậy thì, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các nơ-ron? Việc tận dụng bộ não của bạn bao nhiêu sẽ quyết định bấy nhiêu liên kết nơ-ron trong não bộ. Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm một chuyện gì mới, hoặc mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ bị kích thích. Đây là lúc bộ não của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết nơ-ron giúp bạn ngày càng thông minh hơn.
Chúng ta hãy cùng làm một thực nghiệm để khám phá sức mạnh trong liên kết nơ-ron. Bạn đã sẵn sàng tham gia chưa? Xin nhớ rằng tham gia thực hành là cách học hiệu quả nhất. Tuyệt! Bây giờ, bạn hãy khoanh tay lại trước ngực. Việc này đâu có gì quá khó, đúng không? Tiếp theo, tôi muốn bạn hãy thay đổi hướng cách bạn khoanh tay (tay phải đặt phía trên đổi thành tay trái đặt phía trên hoặc ngược lại). Bạn hãy làm đi. Có dễ không nào? Bạn có cảm thấy một chút bối rối lúc mới bắt đầu đổi hướng không? Khi bạn đổi được hướng khoanh tay rồi, bạn cảm thấy thoải mái hay không thoải mái?
Nếu bạn giống như đa số mọi người, bạn sẽ cảm thấy bối rối một chút lúc đầu nhưng chỉ một lúc sau, bạn sẽ làm được thành thạo. Bạn đang thắc mắc là bài tập thực hành này có liên quan gì tới não bộ của bạn đúng không? Hãy suy nghĩ xem nào. Lý do tại sao lần đầu tiên bạn khoanh tay rất dễ dàng mà không cần suy nghĩ? Đúng thế, bạn làm được việc đó là vì trong suốt bao nhiêu năm qua bạn đã làm đi làm lại hành động đó rất nhiều lần, não bộ của bạn đã hình thành các nhóm liên kết nơ-ron giúp bạn thực hiện việc đó thuần thục.
Khi bị yêu cầu làm một việc nào khác, một việc mà bạn không làm thường xuyên, giống như việc thay đổi hướng khoanh tay, bạn sẽ cảm thấy lóng ngóng vì não bộ của bạn chưa có các liên kết nơ-ron cần thiết để thực hiện hành động mới này. Bây giờ, nếu bạn thử ngồi trước gương tập đổi hướng khoanh tay của bạn trong một giờ đồng hồ, bạn chắc chắn sẽ có thể khoanh tay và đổi hướng khoanh tay một cách dễ dàng sau đó. Tại sao vậy? Bởi vì trong quá trình lặp đi lặp lại một hành động mới (đổi hướng khoanh tay), não bộ của bạn sẽ bị kích thích làm phát sinh các liên kết nơ-ron mới giúp bạn thực hiện hành động mới này khá dễ dàng.
Trung bình có khoảng 1 triệu triệu (1.000.000.000.000) nơ-ron như thế cấu tạo nên bộ não. Trong khi đó, một con ong mật chỉ cần 7.000 nơ-ron để có thể xây dựng, duy trì một tổ ong, tính toán khoảng cách, hút mật hoa, sản xuất mật, có khả năng giao phối, chăm sóc ong con và có khả năng giao tiếp trong đàn. Sự so sánh này cho thấy chúng ta có một sức mạnh não bộ khủng khiếp. Chúng ta có quá nhiều nơ-ron đến mức nếu bạn có ít hơn vài triệu nơ-ron so với người khác thì cũng không khác biệt gì mấy.
SỰ LIÊN KẾT NƠ-RON TẠO RA TRÍ THÔNG MINH
Nếu bạn có năng khiếu về toán, có thể là bạn đã phát triển một số lượng liên kết nơ-ron phong phú giúp bạn giỏi phân tích, xử lý và giải quyết các vấn đề toán học. Tuy nhiên, cùng với những liên kết nơ-ron này, bạn có thể không có năng khiếu vẽ đẹp. Một người khác có thể vẽ rất đẹp vì anh ta có sự liên kết nơ-ron cần thiết khác với bạn, giúp anh ta có khái niệm tốt về hội họa. Càng nhiều liên kết nơ-ron được tạo ra, chúng ta càng thông minh hơn trong một lĩnh vực nào đó.
Vậy thì, một câu hỏi quan trọng được đặt ra là yếu tố nào ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các nơ-ron? Việc tận dụng bộ não của bạn bao nhiêu sẽ quyết định bấy nhiêu liên kết nơ-ron trong não bộ. Mỗi khi bạn nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm một chuyện gì mới, hoặc mỗi khi bạn suy nghĩ, não bộ của bạn sẽ bị kích thích. Đây là lúc bộ não của bạn tạo ra thêm nhiều liên kết nơ-ron giúp bạn ngày càng thông minh hơn.
HÃY CÙNG KHOANH TAY LẠI NÀO
![]() |
Cùng khoanh tay lại nào |
Nếu bạn giống như đa số mọi người, bạn sẽ cảm thấy bối rối một chút lúc đầu nhưng chỉ một lúc sau, bạn sẽ làm được thành thạo. Bạn đang thắc mắc là bài tập thực hành này có liên quan gì tới não bộ của bạn đúng không? Hãy suy nghĩ xem nào. Lý do tại sao lần đầu tiên bạn khoanh tay rất dễ dàng mà không cần suy nghĩ? Đúng thế, bạn làm được việc đó là vì trong suốt bao nhiêu năm qua bạn đã làm đi làm lại hành động đó rất nhiều lần, não bộ của bạn đã hình thành các nhóm liên kết nơ-ron giúp bạn thực hiện việc đó thuần thục.
Khi bị yêu cầu làm một việc nào khác, một việc mà bạn không làm thường xuyên, giống như việc thay đổi hướng khoanh tay, bạn sẽ cảm thấy lóng ngóng vì não bộ của bạn chưa có các liên kết nơ-ron cần thiết để thực hiện hành động mới này. Bây giờ, nếu bạn thử ngồi trước gương tập đổi hướng khoanh tay của bạn trong một giờ đồng hồ, bạn chắc chắn sẽ có thể khoanh tay và đổi hướng khoanh tay một cách dễ dàng sau đó. Tại sao vậy? Bởi vì trong quá trình lặp đi lặp lại một hành động mới (đổi hướng khoanh tay), não bộ của bạn sẽ bị kích thích làm phát sinh các liên kết nơ-ron mới giúp bạn thực hiện hành động mới này khá dễ dàng.
NẾU BẠN KHÔNG THÀNH THẠO VIỆC GÌ, HÃY THỰC HIỆN VIỆC ĐÓ NHIỀU HƠN
Việc này ám chỉ điều gì? Nếu bạn kém toán, bạn nên làm gì? Đúng thế! Bạn phải tiếp tục làm toán nhiều thật nhiều. Lý do bạn kém môn Đại Số là vì bạn không có đủ liên kết nơ-ron giúp bạn hiểu và áp dụng môn học này. Bằng cách thực hành môn Đại Số thật nhiều, bạn sẽ cảm thấy môn học này ngày càng dễ.
Cách để bạn không học ngu nữa
Não bộ của bạn sẽ quen thuộc với môn Đại Số khi nó tạo ra được nhiều liên kết nơ-ron mới dành cho môn học này. Lần đầu tiên bạn thử trượt pa-tin, tôi dám cá rằng bạn rất khó giữ thăng bằng. Nhưng sau vài lần tập, việc giữ thăng bằng trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một lần nữa, bộ não của bạn vốn chỉ có những liên kết nơ-ron giúp bạn giữ thăng bằng khi bước đi bình thường, bạn đã học được cách giữ thăng bằng trên pa-tin thông qua việc tạo ra những liên kết nơ-ron mới.
Việc này nghe có vẻ rất đơn giản. Thực hành nhiều, bạn sẽ làm việc đó tốt hơn. Đúng như vậy đấy. Nhưng đa số học sinh lại không làm theo nguyên tắc cơ bản này. Bạn hãy tự hỏi mình: khi bạn học kém môn toán hay môn lịch sử, bạn có khuynh hướng thực hành môn đó nhiều hơn hay ít hơn? Chắc chắn câu trả lời là ít hơn. Chúng ta có khuynh hướng ghét bỏ hay né tránh những môn học chúng ta không giỏi, với lời biện minh rằng môn học đó rất nhàm chán, hoặc chúng ta không hứng thú với môn học đó.
Cùng lúc, chúng ta lại có khuynh hướng làm thật nhiều những việc chúng ta thành thạo như chơi trò chơi điện tử. Đó là lý do tại sao chúng ta chơi càng ngày càng giỏi hơn trong khi học càng ngày càng kém. Nếu trí thông minh không thể thay đổi, tôi chắc chắn khi bạn học kém thì bạn chơi điện tử cũng rất tệ. Nhưng rõ ràng, thực tế cho thấy một điều hoàn toàn ngược lại. Bạn càng tận dụng bộ não của bạn bao nhiêu, bộ não của bạn sẽ càng thông minh bấy nhiêu.
Bộ não của bạn cũng giống như cơ bắp của bạn vậy. Cách duy nhất để phát triển cơ bắp là tập luyện thường xuyên bằng cách nâng những vật nặng hơn những gì bạn có thể nâng được lúc bình thường. Não bộ của bạn cũng thế. Cách duy nhất để bạn thông minh hơn là làm những việc khiến cho não bạn cảm thấy rất khó khăn gay go. Mỗi ngày, bạn hãy tìm một việc khó khăn nào đó mà bạn phải động não mới hiểu rõ hoặc thành thạo. Bạn hãy thử thách bản thân bằng việc khám phá hay tìm hiểu vấn đề đó. Đây chính là bí quyết giúp bạn thông minh hơn.
GIÓ